Menu
Thật bất ngờ khi cần gạt nước trên xe hơi mà chúng ta thấy ngày nay lại được phát minh bởi một người phụ nữ bình thường – bà Mary Anderson (người Mỹ) vào năm 1903.
Năm 1903, khi đi trong thành phố New York, người phụ nữ mang tên Mary Anderson nhận ra rằng, thỉnh thoảng, tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính. Thậm chí, có những người chẳng buồn gạt tuyết vì quá dày mà ló đầu ra cửa sổ đế lái. Dưới con mắt của một phụ nữ, bà thấy cần phải tạo ra một cái gì để giúp họ không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn.
Mary Anderson được biết đến là người đầu tiên nghĩ ra cần gạt nước
Về nhà, Anderson thiết kế hệ thống cần gạt nước đầu tiên. Nhưng khi đưa ra ý tưởng đó, bà bỗng trở thành là trò cười của người xung quanh bởi theo họ, đấy là việc của đàn ông và sẽ chẳng có ai quan tâm tới “sự điên rồ” ấy.
Đến năm 1905, sau những nổ lực của mình, bà Anderson đã nhận được bằng sáng chế của Mỹ. Đó là minh chứng cho sức mạnh trí tuệ của phái nữ. Vào thời điểm nhận bằng phát minh, Anderson tròn 39 tuổi.
Cơ cấu hoạt động của thiết bị này hết sức đơn giản. Anderson dùng hai chiếc cần gắn vào thân xe và tiếp xúc với mặt kính bằng chiếc “lưỡi” cao su. Khi cần, người lái xe quay tay nắm đặt trong ca-bin. Qua cơ cấu truyền động, hai chiếc cần gạt nước sẽ chuyển động lên xuống để gạt tuyết và hơi nước, tạo tầm nhìn cho người lái.
Cơ cấu hoạt động của cần gạt nước do bà Anderson nghĩ ra
Tuy nhiên phát minh này của bà không được các hãng xe hưởng ứng. Mãi đến 1916, tức 11 năm sau, cần gạt nước mới trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe ở Mỹ. Anderson phải cảm ơn Henry Ford bởi nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt Model T, ôtô trở nên "bình dân" trong cho người tiêu dùng và phát minh của bà mới được biết đến.
Động cơ điện vào thời đó chưa được sử dụng cho các thiết bị trong xe cho nên chiếc cần gạt nước mà bà Anderson nghĩ ra còn hạn chế về tính năng vì tài xế sẽ phải sử dụng 1 tay để quay cái gạt nước. Vì vậy họ chỉ còn 1 tay để vừa vần vô lăng vừa vào số và thậm chí cả kéo phanh tay khi cần.
Phải tới tận năm 1917 thì môtơ điện mới được đưa vào để gúp di chuyển một lá cao su dài chạy đi chạy lại trên kính lái. Một nha sĩ người Hawaii là Dr. Ormand Wall đã phát minh ra cần gạt nước tự động bằng cách đặt một môtơ điện phía trên và nằm chính giữa của kính lái. Do đó, lá cao su sẽ quay theo hình vòng cung với tâm ở phía trên và diện tich kính lái mà nó quét được trông giống như một hình cầu vồng lộn ngược.
Môtơ điện được đặt phía trên và nằm giữa kính lái
Bộ rửa kính được bổ sung vào xe hơi với phần điều khiển được thêm ngay vào cần gạt bật/tắt của cái gạt nước. Bộ phận này sẽ phun tia nước rửa kính lên thẳng phía trước của kính lái thông qua mấy cái lỗ nhỏ nằm trên nắp capo. Một bình chứa nước được đặt trong khoang máy và các cấu thành chạy điện khác được kết nối để thực thi công việc đó.
Năm 1962, Bob Kearns sáng chế ra bộ gạt nước không liên tục (ngắt quãng) đầu tiên cho phép tài xế có thể thay đổi được tốc độ quét và thời gian nghỉ giữa mỗi lần quét. Để làm được điều đó người ta đã đưa vào trong hệ thống điện các cầu chì và công tắc ngắt mạch điện giúp điều hành các cấu thành chạy điện một cách linh hoạt hơn.
Những năm 1980 người ta còn làm cả gạt nước cho đèn pha, và để nó hoạt động hiệu quả, người ta phải tính toán liên kết hệ thống chiếu sáng với hệ thống phun rửa và gạt nước.
Cần gạt nước được phát triển theo sự phát triển của công nghệ xe hơi
Từ những năm 1990 đến nay, cần gạt nước được phát triển theo sự phát triển của công nghệ xe hơi. Các vi cảm biến được đính ngay trên kính lái để phát hiện trời mưa, kích hoạt hệ thống gạt nước tự động, thay đổi tốc độ gạt nước tùy theo lượng nước mưa có nặng hạt hay không.
Thế Đạt
Giá bán: 458,000,000đ
Giá bán: 545,000,000đ
Giá bán: 755,000,000đ
Giá bán: 650,000,000đ
Giá bán: 498,000,000đ