Menu
Thể thức 1 hay F1, là cấp độ đua xe bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ôtô Quốc tế, cơ quan quản lý thế giới về thể thao môtô. "Công thức" trong tên gọi là để chỉ một loạt quy định mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ.
Chính vì lẽ đó, nhắc đến lịch sử đua xe công thức 1, không thể không nhắc đến những quy định về công nghệ, động cơ, luật đua… trong 62 năm phát triển (từ 1950 đến 2012).
Năm 1950-52
Dung tích động cơ 4,5 lít cho máy không nén và 1,5 lít cho máy nén, rút ngắn đường đua từ 500 km xuống còn 300 km hay ít nhất là 3 tiếng đồng hồ.
Năm 1952-53
Đua theo các quy định dành cho Công thức 2.
Năm 1954-58
Dung tích động cơ được quy định là 750 cm³ cho máy nén và 2,5 lít cho loại không có. Đường đua được quy định là 500 km hay 3 tiếng đồng hồ.
Năm 1958-60
Xăng máy bay nguyên chất bị cấm. Chỉ số octan được quy định từ 100 đến 139. Thời gian lái được giảm xuống còn 2 tiếng hay ít nhất là 300 km và nhiều nhất là 500 km.
Năm 1961
Quy định dung tích động cơ là 1,5 lít, loại có máy nén bị cấm. Cấm không nhẹ hơn trọng lượng tối thiểu là 450 kg, hạn chế chỉ số octan còn 100, các bình xăng phải đáp ứng được các quy định về an toàn như của máy bay.
Năm 1966
Cho phép động cơ hút 3 lít và động cơ turbo 1,5 lít, trọng lượng tối thiểu là 500 kg.
Năm 1967
Bắt buộc phải có dây an toàn và nhóm máu của người lái xe phải có trên bộ áo liền quần.
Năm 1968
Mũ bảo hiểm đầu tiên của Bell.
Năm 1969
Cấm các bộ phận hỗ trợ khí động lực, bộ truyền động 4 bánh của xe Lotus.
Năm 1970
Bắt buộc phải có thiết bị chữa cháy trên xe.
Năm 1971
Bánh xe không rãnh của Goodyear, động cơ turbo của Lotus.
Năm 1976
Wing-car-concept của Lotus, xe 6 bánh của Tyrrell Racing.
Năm 1977
Renault với động cơ turbo 1,5 lít, Michelin với lốp có bố tỏa tròn, đưa vào sử dụng hệ thống đo từ xa (telemetry).
Năm 1981
Phòng lái bằng sợi cacbon của McLaren và Lotus, hệ thống giảm xóc điều khiển bằng máy tính của Lotus.
Năm 1984
Cấm dừng đổ xăng, giới hạn xăng là 220 lít.
Năm 1986
Giới hạn xăng cho động cơ turbo là 195 lít, Benetton-BMW là chiếc xe đua mạnh nhất với 1.359 mã lực.
Năm 1987
Cho phép động cơ hút với dung tích 3,5 lít, giới hạn chiều ngang lốp xe là 30,5 cm (12 inch) ở bánh trước và 57,72 cm (18 inch) ở bánh sau.
Năm 1988
Giới hạn xăng còn 150 lít và áp suất là 2,5 bar cho loại động cơ turbo.
Năm 1989
Cấm động cơ turbo, Renault sử dụng van khí nén lần đầu tiên.
Năm 1992
Cấm "xăng design" chỉ cho phép xăng gần bình thường (có chỉ số octan nhiều nhất là 102 và tối đa là 3,7% ôxy.
Năm 1993
Giới hạn bề ngang lốp xe còn 29 cm ở phía trước và 29 cm cho phía sau.
Năm 1994
Cấm các thiết bị hỗ trợ điện tử (ABS, thiết bị giảm xóc chủ động), cho phép ngừng để đổ xăng.
Năm 1995
Giới hạn dung tích xuống 3,0 lít.
Năm 1998
Cấm lốp không rãnh, đưa vào sử dụng loại lốp có rãnh (3 rãnh cho lốp trước, 4 rãnh cho lốp bánh sau).
Năm 1999
Thống nhất 4 rãnh cho lốp trước và sau.
Năm 2004
Không được thay động cơ trong suốt một tuần đua.
Năm 2005
Không cho phép thay lốp, động cơ phải hoạt động được trong suốt tuần đua.
Năm 2006
Động cơ 8 lít V8 thay vì V10 3 lít, cũng phải chạy được trong suốt tuần đua (không được phép thay thế) nhằm giảm động cơ hiện đang vào khoảng 900 mã lực xuống còn 700 mã lực.
Năm 2007
Tất cả các đội đua chỉ sử dụng lốp của một hãng - Bridgestone; Quãng đường chạy thử tối đa của một đội là 30.000 km một năm; Thời gian lái tập trước cuộc đua phân hạng là 90 phút (trước là 60 phút).
Năm 2011
Double diffuser và F-Duct sẽ bị cấm dùng. Bridgestone ra đi nhường chỗ cho Pirelli. Cánh gió sau điều chỉnh được. KERS là thứ được phép trang bị nhưng không bắt buộc. Tất cả các xe tham gia Q1 nếu có thời gian vòng nhanh nhất của mình "lớn hơn 107% so với vòng nhanh nhất của Q1 xác lập" đều bị loại khỏi cuộc đua vào ngày đua chính thức. Cho phép "team order". Tăng trọng lượng tối thiểu của chiếc xe lên mức 640kg.
Thế Đạt
Giá bán: 458,000,000đ
Giá bán: 545,000,000đ
Giá bán: 755,000,000đ
Giá bán: 650,000,000đ
Giá bán: 498,000,000đ