Menu
Cơ sở để hình thành những chiếc còi trên xe hơi bắt nguồn từ nước Anh vào những năm đầu của thế kỷ 19.
Đạo luật của nước Anh
Còi xe đã trở nên quen thuộc và thông dụng trong cuộc sống. Thực tế, còi xe và xe cộ là hai khái niệm tương đồng bởi đơn giản khó mà tìm thấy chiếc xe nào thiếu vắng chiếc còi được.
Lịch sử còi xe hình thành từ một đạo luật của nước Anh
Còi xe được phát minh vào cuối thời của những chiếc xe kéo bằng sức ngựa. Vào những năm đầu thế kỉ 19, những chiếc xe chạy bằng hơi nước đã bắt đầu phổ biến tại Anh Quốc. Nhằm bảo vệ an toàn cho khách bộ hành và động vật, một đạo luật đã được ban hành, trong đó nêu rõ: "…Xe cộ vận hành trên đường phố cần có người dẫn đường đi bộ phía trước để phất cờ và thổi còi báo hiệu".
Còi ống bầu
Vào những năm cuối thế kỉ 19, các tay lái ôtô đã phát minh ra một số thiết bị báo hiệu cho xe bao gồm còi ống bầu, còi và chuông. Ở Mỹ, mọi người chủ yếu dùng chuông. Mặc dù thiết bị này vẫn gây ồn ào trên đường phố, song so với tiếng va đập móng ngựa và tiếng nảy vành xe trên sỏi đá, chuông xe vẫn tỏ ra yên ắng hơn nhiều.
Còi ống bầu trên xe hơi xuất hiện vào cuối thế kỷ 19
Những năm đầu thế kỉ 20, chiếc còi ống bầu đầu tiên đã được giới thiệu tại Pháp và nhanh chóng lan rộng tại Mỹ. Âm thanh của loại còi này êm ái và dễ chịu hơn âm của chiếc còi chuông.
Còi khí xả
Đến năm 1910, nhiều lái xe mong muốn có một thiết bị cảnh báo hiệu quả hơn: một chiếc còi vang xa ít nhất là 1/8 dặm. Các nhà sản xuất đua nhau ra đời hàng loạt kiểu còi mới, một số trong đó còn được chạy bẳng khí xả.
Chiếc còi Sireno, được đặt theo tên của một loài linh vật trong thần thoại Hy Lạp thường dùng tiếng hát quyến rũ các nhà hằng hải rồi tiêu diệt họ, đã từng được quảng cáo là chiếc còi vang xa đến một dặm. Một chiếc còi khác có tên gọi là Godin còn được ra mắt với một câu khẩu hiệu hùng hồn thời đó "Nhấn còi khi lái, thoải mái đường đi".
Còi Gabriel và Klaxon
Một trong những chiếc còi xe nổi tiếng nhất từ năm 1910 đến năm 1920 là chiếc còi Gabriel, được đặt theo tên của vị thần thổi chiếc kèn ống. Còi Gabriel cho nhiều âm sắc khác nhau. Âm thanh phát ra chắc, mạnh nhưng lại khá dễ chịu cho người nghe.
Kiểu dáng của còi Gabriel
Ngoài ra, một chiếc còi nổi tiếng khác là Klaxon. Đây là chiếc còi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Klaxo nghĩa là "tiếng hét", tạo ra âm nhờ vào một màng chắn kim loại dao điện. Còi Klaxon là chiếc còi đầu tiên chỉ cần nhấn một lần để phát âm thay vì nhấn liên tục gây chói tai để dẹp đường phía trước.
Âm còi
Còi có màng chắn kiểu Klaxon tiếp tục được phát triển trong nhiều năm sau đó và trở thành nền tảng cho các dạng còi màng chắn hiện đại hiện nay. Các nhà sản xuất đã thử nghiệm các kiểu màng chắn và khoang âm để tạo nên nhiều loại âm thanh khác nhau. Đáng kể nhất là âm "Aoogha" của những chiếc còi trang bị trên xe Ford phiên bản Model T và Model A từ những năm 1920 đến đầu những năm 1930.
Âm còi dựa trên những nốt nhạc
Trong những năm đó, nhiều nghiên cứu cũng như các thiết kế mới đã được ứng dụng trong sản xuất còi xe nhằm tạo ra tiếng còi dễ chịu nhất nhưng vẫn đủ vang trên các tuyến giao thông ồn ào. Mãi đến giữa thập kỉ 60, chiếc còi xe kiểu Mỹ mới được điều chỉnh để tạo ra âm theo nốt Mi bằng hoặc Đô. Kể từ đó, nhiều nhà sản xuất tiếp tục cải thiện âm cho còi xe và nâng nó lên thành nốt Fa sắc hoặc La sắc.
Lịch sử chống lạm dụng còi xe
Mức độ tiếng ồn trong giao thông ngày một tăng và theo đó, các nhà sản xuất ôtô cũng nỗ lực hết mình để tạo ra các thiết kế nội thất có độ ồn giảm xuống gần bằng không.
Trên thực tế, họ đã khá thành công. Thậm chí chiếc còi xe cứu thương, thường kêu to hơn còi thường cũng khó lòng nghe thấy được khi bạn đang ngồi trong xe có bật điều hòa và đóng cửa sổ. Kể cả khi cửa sổ mở, xe chạy với tốc độ cao làm tăng tối đa độ ồn trong cabin, người trong xe cũng khó lòng nghe thấy tiếng còi báo hiệu.
Nhiều quốc gia từ lâu đã khuyến cáo tránh sử dụng còi quá nhiều
Tuy vậy, khách bộ hành và người dân sống gần đường phố lại là những người hứng chịu tiếng còi. Trong nhiều năm liền, họ đã yêu cầu chính quyền ra nhiều đạo luật nhằm hạn chế việc nhấn còi trên phố.
Đến năm 1912, một số lớn thành phố đã ra các biên bản luật yêu cầu các phương tiện đi lại phải trang bị hệ thống còi cảnh báo và tránh sử dụng còi quá nhiều trong thành phố. Trong suốt các thập niên 50, 60, 70, một số tiểu bang tại Mỹ đã thí điểm các bộ luật điều chỉnh việc sử dụng còi xe trong khi vẫn cho phép lái xe sử dụng còi. Nhiều bộ luật địa phương và khu vực vẫn còn hiệu lực đến tận ngày hôm nay.
Thế Đạt
Giá bán: 458,000,000đ
Giá bán: 545,000,000đ
Giá bán: 755,000,000đ
Giá bán: 650,000,000đ
Giá bán: 498,000,000đ