Menu
Yếu tố nào tạo nên hệ thống thông tin giải trí bậc nhất cho xe ô tô? Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống đa phương tiện đang dần nắm giữ "sân khấu" trung tâm, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng trong khoang cabin. Thật khó để đưa ra sự khác biệt giữa hệ thống thông tin giải trí MZD Connect, iDrive và Remote Touch hay CarPlay và Android Auto là gì?
Cũng không có gì đáng nói nếu chưa rõ những điều đó. Đã có thời chỉ lắp đầu đĩa trong xe ô tô cũng là một vấn đề lớn hay xe ô tô nào có điều hòa thì phải nói là "siêu ngầu". Tuy nhiên, một chiếc hatchback bình thường ngày nay có thể làm được hơn thế rất nhiều, như trả lời cuộc gọi, phát nhạc trực tuyến, tư vấn lộ trình và dự báo thời tiết trong ba ngày tới.
Để tích hợp được nhiều chức năng mà không cần đến cả đống nút bấm lằng nhằng, các nút bấm truyền thống đã phải nhường chỗ cho hệ thống thông tin giải trí hay hệ thống đa phương tiện hiện đại.
Tài xế cần để ý đến muôn vàn thứ trên đường, chẳng hạn như xe máy, giới hạn tốc độ,... Do đó, cần thiết kế hệ thống thông tin giải trí sao cho dễ dàng vận hành để tránh gây thêm áp lực cho họ.
Nhắc tới hệ thống thông tin giải trí, đa số mọi người sẽ liên tưởng đến một màn hình cảm ứng được lắp ở trung tâm bảng điều khiển, không có nút hoặc thiết bị chuyển mạch phức tạp. Ngày nay, hầu hết các xe đều có màn hình cảm ứng, từ chiếc Hyundai bình dân cho đến Bently hạng sang.
Cho đến giờ, đây vẫn là những hệ thống dễ làm quen nhất. Chỉ cần chạm vào biểu tượng hoặc các thanh công cụ trên màn hình là xong. Việc sử dụng không khó hơn là mấy so với điện thoại thông minh .
Các nhà sản xuất thích hệ thống cảm ứng vì tính hiệu quả về tài chính, dễ dàng lắp đặt trên hầu hết các bảng điều khiển và linh hoạt trong việc tải nhiều tính năng mà không bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế của phần cứng.
Nhiều nhà cung cấp còn có thể thay radio cũ (với điều kiện là có khoảng không đủ lớn) bằng hệ thống đa phương tiện cảm ứng hiện đại mà không làm thay đổi nhiều về nhu cầu dùng điện của xe.
Dù dễ dàng vận hành nhưng trên thực tế, các tài xế có thể gặp khó khăn nếu sử dụng khi đang di chuyển. Họ phải rời mắt khỏi đường để xem mình đang bấm gì. Cố gắng bấm đúng nút khi đi trên một con đường gập ghềnh sẽ đòi hỏi sự bình tĩnh và cả sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay với mắt.
Bộ điều khiển vật lý
Bất chấp sự phổ biến của giao diện màn hình cảm ứng, nhiều nhà sản xuất vẫn quyết định giữ lại bộ điều khiển vật lý. Một số ví dụ điển hình bao gồm 'Connect 3D' của Alfa Romeo, 'MMI' của Audi, 'iDrive' của BMW (và các dòng xe MINI/Rolls-Royce của BMW), 'MZD Connect' của Mazda, và 'COMAND' của Mercedes-Benz cùng với bộ điều khiển trông giống chuột máy tính 'Remote Touch' của Lexus.
Nhiều người cho rằng hệ thống này dễ vận hành hơn và trực quan hơn vì không phải rời mắt khỏi đường quá lâu để tìm chỗ bấm. Hơn nữa, do tài xế không cần với để sử dụng màn hình nên có thể lắp màn hình ở phía trước bảng điều khiển, gần với đường ngắm của người lái xe để hạn chế phân tâm.
Tuy nhiên, so với màn hình cảm ứng, sẽ mất nhiều thời gian hơn để quen với hệ thống điều khiển vật lý. Người dùng phải nắm được hoạt động của bộ điều khiển và các phím tắt. Bên cạnh đó, việc nhập địa chỉ hoặc truy vấn tìm kiếm phức tạp cũng là những điểm trừ của bộ điều khiển vật lý.
Các nhà sản xuất đã khắc phục vấn đề bằng cách đưa thêm bàn chuột cảm ứng có chức năng nhận diện chữ viết tay. Tuy nhiên, tính năng trên lại phù hợp với thị trường lái xe tay trái hơn vì tài xế có thể vận hành bằng tay phải.
Khác với hệ thống cảm ứng, việc cài đặt và tích hợp các chức năng ở bộ điều khiển vật lý phức tạp hơn vì cần đến phần cứng và thiết bị khác.
Việc điều khiển các thiết bị chỉ bằng một cái phẩy tay không còn là sản phẩm của khoa học viễn tưởng nữa nhờ sự xuất hiện của công nghệ nhận dạng cử chỉ. Công nghệ xe hơi mới đã được áp dụng với các hệ thống thông tin giải trí như tính năng "Điều khiển bằng cử chỉ" của BMW 5-Series và 7-Serires 2017. Phiên bản đơn giản hơn đã gia nhập thế giới ô tô năm 2017 ở bản nâng cấp của Volkswagen Golf.
Hệ thống sử dụng bộ cảm biến - camera phía trên của BMW và cảm biến tiệm cận của Volkswagen - có thể nhận dạng tín hiệu và cử động tay để kích hoạt các chức năng hoặc thực hiện các tác vụ đã chọn.
Nhược điểm của hệ thống là bị giới hạn trong các động tác đơn giản và phải đặt tay vào một vị trí nhất định để camera có thể ghi lại. Và chệch khỏi tầm nhìn của cảm biến, hệ thống sẽ không thể nhận diện chính xác.
Hiện tại, điều khiển bằng cử chỉ là một phương tiện tương tác đầy hứa hẹn, nhưng sẽ dùng để bổ trợ thay vì thay thế hoàn toàn hệ điều khiển truyền thống. Cũng như nhận diện giọng nói, hệ thống điều khiển cử chỉ sẽ tiếp tục giữ vai trò bổ trợ và dần mở rộng khả năng, phạm vi hoạt động cùng với sự phát triển của công nghệ.
Dù mục tiêu sau cùng của hệ thống đa phương tiện hiện đại là giảm số nút bấm, nhưng trực quan nhất vẫn là những hệ thống sử dụng cả hai phương pháp vận hành. Hệ thống iDrive trên BMW 5-series và 7-series, MZD Connect của Mazda, và 'Communications Management' của Porsche là những ví dụ điển hình cho sự kết hợp của tính năng cảm ứng và điều khiển quay.
Hệ thống kết nối với điện thoại
Việc tích hợp các thiết bị thông minh vào trong ô tô đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, hầu hết các hệ thống thông tin giải trí đã có thể kết nối với điện thoại để trả lời cuộc gọi và phát nhạc. Bước tiếp theo sẽ là cho phép người dùng tải lên, cài đặt và chạy các ứng dụng của điện thoại thông minh qua hệ thống của xe.
Các nhà sản xuất ô tô đã phối hợp chặt chẽ với công ty công nghệ để có thể lồng ghép các thiết bị một cách trơn tru hơn. Tính năng tiêu chuẩn kết nối Mirrorlink là một minh chứng rõ ràng cho sự hợp tác giữa hai ngành, cho phép chạy ứng dụng được hỗ trợ từ điện thoại thông minh trên hệ thống đa phương tiện của xe khi ghép cặp các thiết bị.
Giống như Mirrorlink, CarPlay của Apple và Android Auto của Google đã được phát triển để ghép cặp hệ thống đa phương tiện với điện thoại thông minh có hệ điều hành tương ứng.
CarPlay và Android Auto cho phép người dùng chạy và xử lý một số ứng dụng nhất định trên hệ thống đa phương tiện, chẳng hạn như Apple Music và Siri cho CarPlay, Google Maps và WhatsApp cho Android Auto và Spotify trên cả hai.
Phương pháp của CarPlay đơn giản hơn vì chỉ yêu cầu cắm iPhone để ghép nối với xe. Trong khi đó, hệ thống Android Auto yêu cầu cài đặt ứng dụng trên điện thoại để kết nối không dây nên thường mất phí dữ liệu và bị hạn chế bởi phạm vi tín hiệu. Vì vậy, nếu còn ít dung lượng hoặc ở vùng tín hiệu yếu, Apple Maps và Google Maps có thể không cung cấp được thông tin điều hướng và tài xế cũng không thể truy cập Siri hay Google Assistant.
Xem thêm: Đi tìm sự khác biệt giữa Apple CarPlay và Android Auto
Nói tóm lại, không có hệ thống thông tin giải trí nào được coi là "tốt nhất". Mỗi hệ thống đều có ưu và nhược điểm riêng và tài xế cần xác định được loại phù hợp với bản thân.
Mọi người thường ít quan tâm đến hệ thống thông tin giải trí trên xe ô tô nếu không phải sử dụng thường xuyên. Hãy đảm bảo vị trí màn hình bộ điều khiển trực quan, thử ghép nối điện thoại với hệ thống đa phương tiện khi chạy thử.
Kích thước màn hình không nói lên mức độ tiện dụng của hệ thống đa phương tiện. Một hệ thống tốt nên trực quan, dễ vận hành, dễ sử dụng khi đang di chuyển và dễ nhìn, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời chói chang.
Nguồn: Banxehoi.com - DL lược dịch
Giá bán: 458,000,000đ
Giá bán: 545,000,000đ
Giá bán: 755,000,000đ
Giá bán: 650,000,000đ
Giá bán: 498,000,000đ